Tìm hiểu thị trường
Bài 4 – Xây dựng kế hoạch thị trường xuất khẩu
Mục đích của bài học
Mục tiêu tối thượng của cả phần này là nhằm thật sự huấn luyện cho các nhà xuất khẩu tiềm năng cách thức xây dựng một “Kế hoạch thị trường xuất khẩu”…và cách điều chỉnh kế hoạch này khi tình hình thay đổi. Nghiên cứu một kế hoạch như thế rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu. Tất cả các bài học tiếp theo dù bằng cách này hay cách khác đều sẽ bổ sung và góp phần tạo nên kế hoạch này. Điểm mấu chốt là: kế hoạch này càng được chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu, lợi nhuận tiềm năng từ quá trình giao dịch xuất khẩu sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Bài 5 – Nghiên cứu thị trường
Mục đích của bài học
Giới thiệu đến các nhà xuất khẩu tiềm năng khái niệm nghiên cứu thị trường, họ nên tìm kiếm cái gì, từ nguồn nào (các nguồn thông tin sơ cấp hay thứ cấp); và một phương pháp có hệ thống để tìm kiếm thông tin (… xem : “Kỹ năng xác định và chọn lựa những thị trường tốt nhất”)
Bài 6 - Nhân tố văn hóa, Tổng quan
Mục đích của bài học
Giới thiệu tổng quát về “nhân tố văn hóa” …. người ta có ý gì khi dùng cụm từ này... những gì nhạy cảm cần lưu ý khi làm việc với con người từ các nền văn hóa khác nhau. Bài này sẽ giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam chuẩn bị để giao thương với các khách hàng tiềm năng từ những quốc gia khác.
Bài 7 – Nhân tố văn hóa, những đặc trưng trong kinh doanh
Mục đích của bài học
Như bài học trước, bài này cũng mang tính chất giới thiệu nhưng tập trung đi sâu hơn vào những đặc trưng cụ thể áp dụng cho từng tình huống kinh doanh của doanh nghiệp. Bài này, cũng như bài trước giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam chuẩn bị giao thương với các khách hàng tiềm năng nhưng chú ý hơn vào những trường hợp kinh doanh cụ thể.
Bài 8 – Các ýếu tố chính trị và kinh tế
Mục đích của bài học
Bài này giới thiệu rất tổng quan về các yếu tố “Vĩ mô” về chính trị và kinh tế mà các nhà xuất khẩu cần phải quen thuộc khi dự định xuất khẩu. Khi thực hiện nghiên cứu một cơ hội thị trường nào đó thì cần phải quan tâm đến khía cạnh về chính trị và kinh tế. Chi tiết của việc nghiên cứu tùy thuộc vào giá trị hàng xuất khẩu và quy mô của nó thể hiện vào tổng giá trị xuất khẩu và doanh thu. Quy mô càng nhỏ thì mức độ quan tâm càng ít. Ví dụ: xuất khẩu vào Mỹ của hàng may mặc Việt Nam chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khi Hoa Kỳ ra quy định chống bán phá giá thì sẽ có hảnh hưởng nghiêm trợng đến toàn bộ nền kinh tế. Vậy, chúng ta cần phải hiểu những quy định và cơ sở pháp lý để có thể đối phó với các vấn đề này.
Bài 9 – Môi trường pháp lý
Mục đích của bài này
Những nhà xuất khẩu tiềm năng của Việt nam cần phải hiểu rằng những thị trường như Hoa Kỳ, có rất nhiều luật lệ chi phối tất cả khía cạnh của thương mại và đầu tư. Bài học này giới thiệu tổng quát về môi trường pháp lý và cung cấp một vài định nghĩa về những khái niệm pháp lý thường làm cho các nhà xuất khẩu lung túng. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ ràng luật lệ và những quy định của Hoa Kỳ để có thể áp dụng trong xuất khẩu ở Việt Nam hoặc nếu không thì những sản phẩm xuất khẩu có thể bị chặn lại tại hải quan và bị trả lại, kể cả những trường hợp không phải trực tiếp từ Mỹ mà là những nước có quan hệ thương mại với Mỹ.
Bài 10 – Môi trường pháp lý – Điều kiện bắt buộc khi xuất khẩu hàng sang Mỹ.
Mục đích của bài học
Cùng với bài học trước, bài này đi sâu vào chi tiết cơ chế thường được nhiều quốc gia sử dụng để thực thi pháp luật. Việc xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu hiểu được những cơ chế này và làm sao để tuân thủ những điều lệ đó.
|